top of page

5 đức tính cần rèn luyện dể khởi nghiệp thành công

Writer's picture: Cẩm LinhCẩm Linh

Có một điểm chung là khi mới quyết định khởi nghiệp thì ai cũng hào hứng, khí thế bừng bừng, luôn sẵn sàng xông pha trận mạc. Nhưng sau đó khoảng 1 đến 2 năm thì khí thế trùng xuống, có người bỏ cuộc, có người chỉ buôn bán kiếm lời và chỉ còn trụ lại được một số ít là giữ được tinh thần. Sau 3 – 4 năm thì có thể nói số lượng thành công hoặc đang bước đi đúng trên con đường khởi nghiệp chỉ còn lại rất ít, chưa có số liệu chính xác nhưng nhiều người trong cộng đồng khởi nghiệp ước tính chỉ có 3% là thực sự thành công. Có 5 đức tính cần để thành công trong khởi nghiệp.

1. Chịu khó

Khởi nghiệp là giai đoạn khó khăn nhất, vất vả nhất, có hàng nghìn việc bạn phải tự tay làm, trong khi bạn không có kinh nghiệm, không có sự giúp đỡ. Bạn mới ra khởi nghiệp thì mọi việc đều rất mới mẻ với bạn, bạn cũng chưa chứng mình được là mình sẽ thành công nên không có ai sẵn sàng đi theo bạn, cũng không có hoặc có rất ít người ủng hộ bạn. Tất cả đều dựa vào chính khả năng và con người bạn. Bạn bắt buộc phải CHỊU KHÓ.


2. Tập trung

Rất nhiều trường hợp thất bại là vì không tập trung, đứng núi nọ trông núi kia cao. Đang kinh doanh sản phẩm này thấy bạn bè kinh doanh sản phẩm khác có lời hơn thì đổi sản phẩm, đổi hoài đổi mãi cuối cùng lời không thấy đâu, hoặc có lời thì cũng trở thành con buôn. Thay vì như thế, thì hãy tập trung đầu tư vào khâu chọn sản phẩm thật kỹ, sau khi chọn được sản phẩm rồi thì tập trung phát triển nó, xây dựng thương hiệu, marketing và sales. Không có sức mạnh nào lớn bằng sức mạnh của sự tập trung, chỉ khi THỰC SỰ TẬP TRUNG thì bạn mới có thể khởi nghiệp thành công


3. Kiên trì

Thành công thực sự không bao giờ đến trong thời gian ngắn, cũng không có con đường tắt để dễ dàng đi đến thành công. Tất cả cần phải có thời gian. Bạn phải kiên trì ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm thì thành công chắc chắn sẽ đến


4. Lỳ đòn

Bạn chịu khó, bạn tập trung, bạn kiên trì, nhưng khó khăn vẫn cứ đến. Bởi vì đó là đặc sản của khởi nghiệp. Khởi nghiệp luôn đầy rẫy khó khăn. Mà khó khăn đã không đến thì thôi, một khi đã đến thì đến liên tục và dồn dập. Sẽ có lúc bạn mệt mỏi rã rời, không có ai bên cạnh, cả thế giới như quay lưng chống lại bạn, bạn muốn buông xuôi tất cả (viết đến đây cảm xúc ùa về nhiều quá, vừa viết mà nước mắt rưng rưng luôn). Nhưng bạn không được sợ, cứ bình tĩnh, mọi việc rồi đâu lại vào đấy. Cứ từ từ, từ từ và từ từ giải quyết từng việc một, sau cơn mưa trời lại sáng. Những lúc như thế bạn phải thật LỲ ĐÒN, không được sợ gì hết, khởi nghiệp không làm bạn chết đâu mà sợ. Lâm nguy bất loạn, bản lĩnh khởi nghiệp là ở chỗ đó, nếu vượt qua được thì bạn mới xứng đáng chạm đến thành công.


5. Biết chấp nhận mạo hiểm Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.

Trên đây là 5 đức tính quan trọng nhất của Người khởi nghiệp, chỉ khi nào bạn rèn luyện được 5 đức tính này thì bạn mới trở thành Người khởi nghiệp, và khi đó bạn mới có thể KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG. Hãy nhìn lại bản thân xem mình đã có 45 đức tính chưa? Nếu chưa có thì bạn có sẵn sàng bước chân vào con đường khởi nghiệp và dùng chính con đường khởi nghiệp đầy chông gai để rèn luyện bản thân mình không?

5 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


Nghề tốt thầy giỏi

Hỗ trợ 24/7

Toidayhoc.com
Đăng ký học
Đăng ký dạy

Trung tâm đào tạo Toidayhoc có trên 3 năm kinh nghiệm thực chiến trên thương trường. Sứ mệnh mang đến kinh nghiệm xương máu cho học viên trong ngành Marketing Online Facebook SEO, Lập trình Website PHP, thiết kế đồ họa Photoshop AI Illustrator

  • Facebook Social Icon
  • Twitter Social Icon
  • Google+ Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Pinterest Social Icon
  • Instagram Social Icon
bottom of page