“Nếu được lựa chọn lại, bạn có chọn nghề sư phạm hay không"? Nghề dạy học là một nghề có từ xa xưa, nhưng cũng là một nghề tồn tại mãi mãi với sự phát triển của nhân loại. Lúc sinh thời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “ Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Sau đây là 5 yêu cầu cho nghề dạy học.
1. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục:
Về hiểu hiểu biết đối tượng giáo dục: Giảng viên sư phạm cần có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu và nhận biết được đặc điểm tâm lý, năng lực, phương pháp, thái độ học tập của sinh viên sư phạm, để phát triển các chương trình giáo dục, lập và thực hiện các kế hoạch dạy học, giáo dục đạt chất lượng, hiệu quả.
Về hiểu biết môi trường giáo dục: Giảng viên cần có kiến thức cơ bản về vai trò và sứ mệnh giáo dục đại học, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học. Có kiến thức, kỹ năng tìm hiểu và nhận biết được đặc điểm, tác động của môi trường dạy học, giáo dục tới hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.
2.Năng lực dạy học:
Lập kế hoạch dạy học và đề cương chi tiết môn học. Theo đó, giảng viên lập được kế hoạch dạy học môn học phần học. Xây dựng đề cương chi tiết môn học và soạn thảo các bài giảng cụ thể.
Thực hiện kế hoạch dạy học. Thực hiện kế hoạch dạy học môn học, học phần được giao phụ trách, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch dạy học đã đề ra.
Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể, giảng viên phải biết vận dụng, kết hợp được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp của người học. Có kỹ năng đọc, viết, trình diễn và giao tiếp trong quá trình dạy học.
3.Năng lực giáo dục:
Giảng viên cần biết lập kế hoạch các hoạt động giáo dục, quản lý sinh viên theo các nhiệm vụ được phân công như: chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, công tác Đoàn … Đồng thời thể hiện khả năng phối hợp trong việc huy động các nguồn lực để tiến hành các hoạt động giáo dục.
Ngoài ra, giảng viên sư phạm cần biết tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục người học bằng chính tấm gương của nhà giáo về thức nghề nghiệp và tác phong sư phạm mẫu mực…
4.Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục:
Đã là giảng viên sư phạm thì cần biết hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong trường trong dạy học và giáo dục sinh viên. Học tập trao đổi kinh nghiệm, phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc phát triển năng lực dạy học và giáo dục.
5.Năng lực phát triển nghiệp vụ sư phạm:
Giảng viên sư phạm cần biết cách bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của mình. Theo đó cần xác định nhu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm của bản thân, có phương pháp tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm hiệu quả, áp dụng những kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để đổi mới công tác dạy học và giáo dục.
Đồng thời cần không ngừng đổi mới dạy học và giáo dục. Có thái độ tích cực đối với đổi mới chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai phục vụ cho việc phát triển dạy học và giáo dục.
Để đi trên con đường dạy học cần rất nhiều sự đam mê và kiên trì bởi vì những yêu cầu của nghề rất cao. Chúc các bạn thành công trên con đường mà mình đã chọn.
Comments