Cùng với việc phân tích cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là cách mạng 4.0), vấn đề nguồn nhân lực cho sự phát triển trong kỷ nguyên số cũng đang được quan tâm. Rất nhiều cảnh báo xung quanh việc Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau nếu như không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế. Sau đây là 5 thách thức được đặt ra:
năm 2015 cả nước có 28,05 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 51,64% tổng lực lượng lao động. Trong khi theo cách tính của Tổng cục Thống kê, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 10,56 triệu người, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động (20,78%).
1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp:
Năm 2015 cả nước có 28,05 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 51,64% tổng lực lượng lao động. Trong khi theo cách tính của Tổng cục Thống kê, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 10,56 triệu người, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động (20,78%).
2. Năng suất lao động thấp:
Năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Phillippines và 48,8% của Indonesia. Nói cách khác, năm 2015, một người Singapore có năng suất làm việc bằng gần 23 người Việt Nam, một người Malaysia bằng gần 06 người Việt Nam, một người Thái Lan bằng gần 03 người Việt Nam và một người Philippines hay Indonesia cũng vẫn bằng hơn 02 người Việt Nam.
3. Tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu:
Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến quý IV/2016, cả nước có 1.110.000 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%). Riêng tại 64 trung tâm dịch vụ việc làm do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã quản lý tổ chức được 336 phiên giao dịch việc làm với 780.000 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, nhưng mới có 242.000 lượt người nhận được việc làm.
4. Cơ cấu cung – cầu của thị trường lao động bất hợp lý:
Một phần không nhỏ cũng là do lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo năm 2014 của lao động ở 24 nước châu Á, trong đó Việt Nam xếp thứ 16/24, thậm chí thấp hơn cả Lào và Indonesia (2017).
5. Rất khó tuyển dụng:
Theo phân tích của Ban Kinh tế Trung ương về điểm nghẽn của nhân sự Việt Nam, đào tạo đang cao hơn sản xuất, kỹ sư, cử nhân trình độ cao khó có việc làm; lao động phổ thông cũng không đáp ứng được. Đào tạo tại Việt Nam trước đây thiên về hàn lâm, đi vào chuyên sâu nhưng càng chuyên sâu càng khó thích nghi, chuyển đổi và tích hợp. ĐH chỉ mang tính chất căn bản, cách tư duy và cách thức hòa nhập vào môi trường, DN mới là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho mình và cho xã hội.
Nền công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển và dù mang nhiều thách thức nhưng cũng mở ra không ít cơ hội. Chúc các bạn thành công!
Comments